Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Tư vấn Vay tiền có tài sản thế chấp

Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có vấn đề như sau rất mong được giúp đỡ, nếu được sự quan tâm của quý công ty, tôi vô cùng biết ơn.Vào năm 2012, tôi cùng chồng đã vay của anh A 270 triệu với hợp đồng thế chấp một miếng đất trị giá lúc đó lên tới 350 triệu (đã giao bìa) và đồng ý trả lãi với giá trị 3%/tháng đến năm 2012.

Nhưng sau này làm ăn thua lỗ, tới năm 2013 tôi không còn khả năng trả lãi vì lãi quá cao và đã nợ lãi 10 tháng là 80 triệu.Tôi đã gọi điện đề nghị A lấy đất nhưng A không đồng ý. Trong lúc chờ đợi, anh A có gọi điện và yêu cầu vợ chồng tôi xuống nhà có việc, nhưng lúc đó tôi ốm nên chưa xuống được. Vợ chồng A liền buộc chồng tôi kí giấy nợ mới với tổng giá trị lên tới 350 triệu (270triệu tiền gốc và 80 triệu tiền lãi) và không đồng ý lấy đất. Vì trong thế yếu, chồng tôi đã kí vào giấy nợ 350 triệu. Đến gần đây, khi tôi làm ăn trì trệ, thua lỗ liên miên thì vợ chồng A thường xuyên lên nhà  tôi đập phá đòi nợ. Chồng tôi cũng không hề cho tôi biết. Ông A đã khởi kiện ra tòa tuy nhiên ông A lại giấu tờ giấy nợ cũ với chữ kí của 2 vợ chồng tôi và không cho tòa, chỉ giao giấy nợ mới. Tôi và gia đình đang rất hoang mang không biết làm gì. Mong Quý luật sư có thể giúp.
Xin cảm ơn !
    Luật sư tư vấn:
   Câu hỏi của bạn, Luật sư xin tư vấn như sau:
   Thứ nhất, trường hợp mà hợp đồng vay tài sản giữa bạn và anh A đã đến hạn trả nợ mà bạn không có khả năng trả được thì sẽ được giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau: “5.Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
    Như vậy, bạn sẽ chỉ phải trả các khoản lãi như theo quy định tại Khoản 5 Điều 474 Bộ luật dân sự 2005. 
    Bên cạnh đó Điều 305 Bộ luật dân sự 2005 quy định về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự như sau:
“1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

   Hành vi dọa nạt, đập phá nhà bạn của anh A là vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này bạn có thể yêu cầu có quan có thẩm quyền can thiệp, đảm bảo sự an toàn, bình yên cho gia đình bạn.
    Thứ hai, hành vi nhập lãi vào nợ gốc để tính lãi mới của anh A là trái với quy định của pháp luật. Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Đối với hợp đồng vay tài sản có lãi, khi đến hạn trả nợ mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ, thì bên cho vay không được thỏa thuận với bên vay nhập lãi vào nợ gốc để tính lãi vào thời gian tiếp theo.”
    Vì vậy, khi anh A khởi kiện đơn ra tòa bạn có quyền trình bày trước tòa về sự việc mà anh A yêu cầu chồng bạn ký vào giấy vay nợ bao gồm cả nợ gốc và lãi thành nợ mới như trên để được tòa án giải quyết thỏa đáng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét