Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi xin kính mong Luật sư tư vấn nội dung sau: Bố mẹ tôi có 04 con, 2 trai, 2 gái; hiện nay cả 04 đều đã xây dựng gia đình. Năm 1995 mẹ tôi qua đời, năm 1999 bố tôi lấy mẹ kế có sinh 01 con gái và mang về nuôi 01 con nuôi hợp pháp là con riêng của mẹ kế, đến tháng 02/2013 bố tôi qua đời.
1. Việc phân chia tài sản sau khi bố tôi qua đời được xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
2. Bố tôi có để lại di chúc song không xác nhận tại chính quyền địa phương thì có giá trị pháp lý hoặc giá trị trong nội bộ gia đình không? Khi đó việc phân chia tài sản được xử lý theo di chúc hay theo quy định của pháp luật?
* Một số tình huống :
- Mẹ kế có nguyện vọng lấy chồng tự nguyện thì việc phân chia tài sản được xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Mẹ kế vi phạm đạo đức, ngoại tình thì phải xử lý thế nào? việc phân chia tài sản được xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Xin trân trọng cảm ơn!
2. Bố tôi có để lại di chúc song không xác nhận tại chính quyền địa phương thì có giá trị pháp lý hoặc giá trị trong nội bộ gia đình không? Khi đó việc phân chia tài sản được xử lý theo di chúc hay theo quy định của pháp luật?
* Một số tình huống :
- Mẹ kế có nguyện vọng lấy chồng tự nguyện thì việc phân chia tài sản được xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Mẹ kế vi phạm đạo đức, ngoại tình thì phải xử lý thế nào? việc phân chia tài sản được xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Xin trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Chào bạn!
Về vấn đề mà bạn quan tâm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm pháp lý như sau:
1. Ở trường hợp này, bạn cần chú ý rằng, tại thời điểm năm 1995, khi mẹ bạn qua đời, ½ khối tài sản của hai cụ là di sản thừa kế mà mẹ bạn để lại, do chưa được phân chia di sản thừa kế nên ½ khối tài sản này hiện nay là tài sản chung của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn, bao gồm: bố của bạn và 4 anh chị em của bạn.
Đối với khối tài sản này, bạn cần làm đơn yêu cầu chia tài sản của các đồng sở hữu
Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ về tình trạng tài sản nên chúng tôi chỉ đưa ra định hướng rằng để xác định những tài sản nào thuộc khối di sản mà mẹ bạn để lại thì cần phải xem xét đến nguồn gốc hình thành của tài sản đó, xem tài sản đó hình thành trong thời kỳ hôn nhân của cha bạn với mẹ bạn hay trong thời kỳ hôn nhân giữa cha bạn và mẹ kế của bạn.
2. Đối với di sản thừa kế của bố của bạn, bao gồm ½ khối tài sản chung của ông với người vợ hai.
Theo quy định của pháp luật, "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết" (điểm a khoản 1 điều 676)
như vậy, những người sau đây trong gia đình bạn sẽ được hưởng thừa kế: mẹ kế của bạn (nếu như bố của bạn với mẹ kế có đăng ký kết hôn), 4 anh chị em bạn, con gái của bố bạn với mẹ kế và con nuôi hợp pháp
như vậy, những người sau đây trong gia đình bạn sẽ được hưởng thừa kế: mẹ kế của bạn (nếu như bố của bạn với mẹ kế có đăng ký kết hôn), 4 anh chị em bạn, con gái của bố bạn với mẹ kế và con nuôi hợp pháp
Về việc phân chia di sản theo pháp luật: ở khoản 2 Điều 676 quy định: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Khoản 4 Điều 652 quy định: "Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này", Đối chiếu với khoản 1, có các điều kiện như sau:
"a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật"
Như vậy, để biết bản di chúc mà bố của bạn để lại có giá trị pháp lý hay không thì bạn cần đối chiếu với các quy định trên.! Tuy nhiên, việc chứng minh cụ lập di chúc trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép là rất khó, và gần như không thể.
Khi phân chia di sản, trước hết những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
+ Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
+ Cách thức phân chia di sản.
Nếu những người thừa kế có tranh chấp, không đi đến một một cách thức chung thì một trong các bên có quyền khởi kiện dân sự yêu cầu chia thừa kế. Tòa án sẽ thực hiện việc xem xét tính hợp pháp của di chúc xem trường hợp của gia đình bạn, di sản được phân chia theo di chúc hay theo pháp luật!
3. Với một số tình huống mà bạn đưa ra, quan điểm pháp lý của chúng tôi như sau:
- Chỉ cần tại thời điểm mở thừa kế, mẹ kế của bạn và bố của bạn đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp thì việc mẹ kế có nguyện vọng lấy chồng không ảnh hưởng đến việc phân chia di sản đã nói ở trên
- Việc mẹ kế của bạn có quan hệ ngoại tình, không ảnh hưởng đến việc phân chia di sản vì đó không phải là một lý do để tước quyền hưởng thừa kế của một cá nhân. Ở khoản 1 Điều 643 BLDS quy định về những trường hợp không được hưởng di sản, bao gồm:
"a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản."
Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc và bình an!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét