Là một trong những hoạt động TGPL, TGPL lưu động có vị trí rất quan trọng.
- Trước hết, mặc dù hoạt động TGPL đã hình thành từ hơn 10 năm qua, Luật và các văn bản thi hành Luật TGPL đã được triển khai thực hiện sau hơn 2 năm, nhưng có thể nói các hoạt động TGPL vẫn còn rất mới mẻ. Rất nhiều người và ngay cả các cơ quan, chính quyền địa phương các cấp còn chưa biết đến hoạt động TGPL. Có nhiều nguyên nhân để nói về vấn đề này. Song điều quan trọng là nhiều nguời dân, nhiều ngành, chưa quan tâm đến các hoạt động pháp luật nói chung. Đời sống pháp luật có mặt chậm phát triển so với đời sống kinh tế-xã hội.
- Việc tổ chức TGPL lưu động là một trong những hoạt động thiết thực góp phần làm cho người dân ở địa phương, cơ sở không chỉ ở miền núi, xa xôi cách trở mà ngay cả ở trung tâm thành phố tỉnh lỵ khi cần tìm hiểu pháp luật nói chung và riêng với TGPL là điều rất cần thiết.
- Việc tổ chức TGPL lưu động phải luôn gắn với hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật. Nếu chỉ đơn thuần tổ chức các hoạt động TGPL lưu động như: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng ( nếu có) thì hiệu quả hạn chế...Ngược lại các hoạt động TGPL sẽ có tác động rất tích cực đối với hiệu quả của công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
II. Các hoạt động trong hoạt động TGPL lưu động:
1. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật:
1.1/ Một số tình hình về phổ biến giáo dục pháp luật:
Hiện nay, hầu hết các cấp, các ngành đều đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Hàng năm thường trực của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật ( gọi là Hội đồng) đều có kế hoạch PBGDPL trình cho UBND cùng cấp ban hành. Bên cạnh đó, khi các đạo luật mới được ban hành đều được Hội đồng có kế hoạch phổ biến cụ thể. Tuy nhiên có thực tế là phần lớn các kế hoạch này đều được triển khai phổ biến trong nhân dân. Việc triển khai trong cán bộ, công nhân viên chức rất ít khi được quan tâm! Đối với việc triển khai PBGDPL trong nhân dân, tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện, năng lực của các báo cáo viên pháp luật. Trong khi đó, nội dung pháp luật nhiều. Có những đạo luật liên quan trực tiếp hàng ngày đến cuộc sống nhân dân, nhưng có những đạo luật người dân chưa thấy được sự tác động trực tiếp trong các quan hệ xã hội trước mắt…Điều quan trọng là, có những đạo luật “cũ” nhưng lại có quan hệ rất thiết thực trong đời sống hàng ngày. Qua đó, các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngày càng nhiều, người dân cần được hiểu biết pháp luật một cách đầy đủ và cụ thể thì lại phải “tiếp thu” các đạo luật “mới”. Mặt khác, trên thực tế có thể các Hội đồng chỉ tập trung triển khai, phổ biến các đạo luật mới ban hành, trong khi đó lại chưa có kế hoạch triển khai, phổ biến pháp luật một cách đầy đủ đối với những vấn đề pháp luật mà người dân quan tâm.
Nói đến pháp luật là phải đề cập đến tất cả các đạo luật đã được ban hành và phải được triển khai thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, trong thực tế khi đời sống kinh tế-xã hội đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì đời sống pháp luật mặt nào đó vẫn chưa theo kịp. Nguyên nhân có thể là: người dân chưa quan tâm nhiều đến pháp luật. Chỉ đến khi có vướng mắc pháp luật, người ta mới tìm hiểu đến pháp luật. Việc tìm hiểu pháp luật trong trường hợp này thường rất phiến diện. Hoặc là phần nào có lợi cho riêng mình thì bỏ công tìm hiểu kỹ, còn những vấn đề khác không quan tâm. Việc tìm hiểu và nhận thức pháp luật một cách “khập khiễng” như thế, trong thực tế đã gây ra không ít khó khăn cho các cấp chính quyền trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Bên cạnh đó, việc phổ biến giáo dục pháp luật không đồng bộ, cụ thể với tình hình thực tế ở địa phương cũng dễ gây ra sự nhận thức lệch lạc.
1.2/ Tăng cường công tác PBGDPL, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, thông qua hình thức sinh hoạt chuyên đề pháp luật:
Trong thực tế, thông thường trong một buổi PBGDPL các báo cáo viên thường trao đổi thông tin một chiều. Rất ít thời gian và điều kiện để thu nhận thông tin phản hồi thông qua việc PBGDPL. Như trên đã đề cập, việc tiếp thu nội dung PBGDPL phần lớn tùy thuộc vào các báo cáo viên pháp luật truyền đạt. Do vậy sẽ rất khó đạt yêu cầu và nâng cao được hiệu quả nhận thức pháp luật một khi thông tin chỉ có một chiều đi. Biện pháp tăng cường công tác PBGDPL thông qua buổi sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sẽ góp phần khắc phục hạn chế này. Tuy nhiên, để thực hiện đạt yêu cầu một buổi sinh hoạt chuyên đề pháp luật cần có những yêu cầu tương đối chặt chẽ từ khâu tổ chức.
1. Trước hết là công tác khảo sát, nắm tình hình. Việc khảo sát này thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Không nhất thiết phải bằng “Phiếu khảo sát” vừa tốn kém kinh phí, vừa mất thời gian nhưng chưa chắc hiệu quả đem lại đã đúng với yêu cầu đặt ra. Để nắm bắt tình hình nhu cầu cần tìm hiểu pháp luật trong nhân dân, qua thực tiễn của công tác TGPL chúng tôi thấy rằng:
- Thông qua các cấp hội, đoàn thể nhất là Hội Phụ nữ, Hội nông dân để nắm bắt thực tế tình hình nhu cầu cần tìm hiểu pháp luật trong hội viên, nắm bắt những vướng mắc pháp luật để chuẩn bị nội dung, yêu cầu PBGDPL.
- Đối với các địa phương đang trong quá trình thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là đối với những vùng kinh tế thuần nông, nay chuyển sang kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thương mại sẽ có nhiều vướng mắc về nhận thức và thực hiện chủ trương trong quá trình điều chỉnh lại đất đai, phân bổ lại lao động, dân cư.
- Tùy thuộc vào từng vùng để có nội dung sinh hoạt chuyên đề pháp luật cho phù hợp với yêu cầu.
2. Về công tác chuẩn bị: Trên cơ sở nắm bắt tình hình nhu cầu cần tìm hiểu pháp luật trong nhân dân, thông qua các kênh thông tin trên, việc chuẩn bị nội dung PBGDPL cần phải cụ thể. Thông thường trong một buổi sinh hoạt chuyên đề pháp luật sẽ có rất nhiều câu hỏi liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Tùy thuộc vào người chủ trì buổi sinh hoạt, có thể hướng nội dung buổi sinh hoạt đi vào trọng tâm của nội dung pháp luật cần được phổ biến. Mặt khác, đối với việc phổ biến một đạo luật mới được Quốc hội ban hành, tùy thuộc vào đối tượng người nghe mà đưa ra nội dung cho phù hợp. Ví dụ như: không thể phổ biến nguyên văn nội dung của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho hội viên nông dân, hội viên phụ nữ. Qua đó, có thể đề cập đến những nội dung cơ bản nhất của đạo luật có liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thực của người dân, thì có thể họ mới quan tâm lắng nghe. Bên cạnh đó, có thể lồng vào một số nội dung pháp luật khác mà người dân đang quan tâm qua khảo sát, nắm bắt tình hình trước. Qua thực tế cho thấy, các quan hệ dân sự, hình sự, đất đai, hôn nhân gia đình, chính sách xã hội…luôn là đề tài được người dân quan tâm.
3. Về tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên đề pháp luật:
2. Hoạt động tư vấn pháp luật:
3. Hoạt động trao đổi với chính quyền địa phương, phản ánh và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại của người dân địa phương.
III. Sự phối, kết hợp với các đoàn thể trong việc tổ chức TGPL lưu động:
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, MỘT TRONG NHỮNG NGUỒN LỰC GÓP PHẦN NÂNG CAO NHẬN THỨC PHÁP LUẬT CHO NHÂN DÂN
Trong các chương trình an sinh xã hội, mỗi chương trình có một vị trí nhất địnhLà một trong những nguồn lực góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân nói chung và nhất là đối với những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý (TGPL), trong những năm qua các hoạt động của TGPL đã từng bước “luôn đi cùng dân”.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, tại Trung tâm đã thụ lý 195 vụ việc trong đó thực hiện tham gia tố tụng 117 vụ việc, thực hiện tư vấn pháp luật 78 vụ việc. Trong tổng số 117 vụ việc tham gia tố tụng, Luật sư Cộng tác viên thực hiện 102 vụ việc, Trợ giúp viên pháp lý thực hiện 15 vụ việc. Ngoài ra, hàng tuần Trung tâm có lịch phân công chuyên viên, Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trực, tiếp công dân. Qua đó, hàng ngày Trung tâm tiếp nhận từ 1-2 cuộc điện thọai yêu cầu tư vấn, (chủ yếu là những vụ việc tư vấn đơn giản), bình quân hàng tháng có khoảng 20 cuộc điện thọai yêu cầu tư vấn của người dân ( phần lớn các cuộc gọi yêu cầu tư vấn lần đầu qua điện thoại, nên Trung tâm hướng dẫn đến Trung tâm hoặc Chi nhánh để được thực hiện TGPL).
2. Trợ giúp pháp lý lưu động:
Trung tâm và các Chi nhánh TGPL số 01,02 đã tổ chức 39 đợt TGPL lưu động tại 75 làng, thôn, khu phố. Tại các đợt TGPL lưu động đã tổ chức 59 buổi sinh hoạt chuyên đề pháp luật, so với cùng kỳ tăng 29 buổi, đạt tỷ lệ 196,67%. Đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho 5.460 lượt người tham dự, thực hiện tư vấn pháp luật cho 2.571 đối tượng, với 2.606 vụ việc, trong đó trực tiếp thực hiện tư vấn bằng miệng 2.342 vụ việc, tư vấn bằng văn bản cho các đối tượng được TGPL 264 vụ việc.
3. Về tham gia tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý:
Trong 6 tháng đầu năm 2009, Trung tâm đã thụ lý 117 đơn yêu cầu TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng từ các giai đọan điều tra, truy tố, xét xử. So với cùng kỳ năm 2008 tăng 91 vụ, đạt tỉ lệ 450%, trong đó 98 vụ án hình sự, 17 vụ việc dân sự, 02 vụ việc ly hôn. Trung tâm đã quyết định cử Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng 15 vụ việc, cử Luật sư cộng tác viên thực hiện 102 vụ việc. Về người được TGPL: có 91 đối tượng là người chưa thành niên, 11 đối tượng chính sách, 12 đối tượng là hộ nghèo, 01 đối tượng là người dân tộc Hrê, 02 đối tượng là phụ nữ bị bạo lực gia đình để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL. Các vụ việc đã và đang được thụ lý phần lớn là người chưa thành niên, phạm các tội như: Trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích, hiếp dâm và giết người…
ĐỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỜNG, HIỆU QUẢ CỦA
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ LƯU ĐỘNG
Trợ giúp pháp lý ( TGPL) lưu động là một trong những hoạt động, không chỉ nâng cao hiệu quả thiết thực của các hoạt động TGPL, mà còn góp phần tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nói chung và cho người được TGPL. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần với việc thông báo của chính quyền địa phương về việc “ có Đoàn TGPL lưu động” đến tại địa phương để thực hiện TGPL. Trên thực tế số lượng người đến để đề nghị TGPL rất thấp. Nếu không muốn nói là phần lớn chỉ là cán bộ quân, dân, chính của địa phương hỏi cho biết và để giải quyết một số trường hợp khi người dân thắc mắc.
Sở dĩ có tình trạng nầy là, trước hết phần lớn người dân rất ít quan tâm đến pháp luật. Mặt khác cũng không ai muốn “ dây dưa” vào với pháp luật làm gì. Không ít quan niệm cho rằng, ai vi phạm pháp luật thì người đó chịu tội…còn tội như thế nào đó, thì họ phải “ráng chịu” vì cho rằng có nói cũng không được gì, nhất là đối diện với những trường hợp như: “ Trong tay sẵn có đồng tiền, dễ bề thay trắng, đổi đen mấy hồi”. Tư tưởng thụ động, cầu an cộng với tư tưởng tiêu cực nên không ít trường hợp, nhất là những người nghèo, khi vướng mắc vào pháp luật không biết phải nhờ ai. Luật Trợ giúp pháp lý ra đời, có thể nói đây chính là cái phao, để cho những nhóm người yếu thế trong xã hội có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ pháp luật miễn phí. Thế nhưng, cho dù trước đó sau gần 10 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức TGPL đã được hình thành và đi vào hoạt động, nhưng phạm vi, tính chất, đối tượng còn hạn chế. Để người dân hiểu được quyền lợi của mình trong việc TGPL, không thể chỉ có việc tổ chức các hoạt động TGPL, mà điều đầu tiên rất cần được phổ biến luật một cách sâu rộng và đầy đủ, nhất là mục đích, ý nghĩa, quyền lợi của người dân đối với Luật TGPL. Thông qua buổi sinh hoạt chuyên đề pháp luật, người dân không chỉ tiếp cận với nội dung của Luật TGPL mà có thể kết hợp phổ biến một số nội dung pháp luật mà người dân ở từng khu vực quan tâm. Nhất là hiện nay, nhiều địa phương đang trong quá trình thực hiện chuyển đôi cơ cấu kinh tế, đô thị hóa… những vấn đề như chính sách đền bù, giải tỏa, chính sách xã hội, môi trường…luôn là đề tài được nhiều người quan tâm. Thông qua buổi sinh hoạt chuyên đề pháp luật, những người thực hiện TGPL lưu động có dịp được tư vấn, trao đổi trên một số lĩnh vực với nhiều người hơn. Đối với những trường hợp vướng mắc pháp luật cụ thể, đoàn TGPL lưu động sẽ trực tiếp thực hiện tư vấn hoặc thực hiện các hình thức TGPL khác tùy thuộc vào nội dung, yêu cầu của người được TGPL. Việc tổ chức các đợt TGPL lưu động, không chỉ là việc đem lại lợi ích đối với một số người dân ở khu vực dân cư; điều quan trọng là làm cho người dân nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống.Từ đó mà có thái độ ứng xử phù hợp và đúng với quy định của pháp luật.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét