Kính thưa:…………………………..
Trước hết cho phép tôi được thay mặt những người làm công tác trợ giúp pháp lý cảm ơn các quý vị đại biểu đã quan tâm cho phép tôi được trình bày một số nội dung liên quan đến các hoạt động về TGPL nói chung và riêng cho những người tàn tật. Xuất phát từ chủ trương xóa đói giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, đảm bảo công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Từ năm 1997 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/QĐ-TTg thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý (TGPL). Đến tháng 6/2006 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật TGPL có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Qua hơn hai năm triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành 18 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các hoạt động về TGPL. Qua đó cho thấy, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến các hoạt động TGPL. Trên cơ sở triển khai thực hiện Luật TGPL và các hướng dẫn thi hành luật, chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, trong những năm qua Trung tâm TGPLNN tỉnh, đã thực hiện có kết quả nhiều hoạt động TGPL trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo điều kiện cho người dân trong tỉnh nói chung và nhất là người nghèo, người có công với cách mạng…tiếp cận với pháp luật để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, góp phần giúp cho người dân xử sự phù hợp với pháp luật trong các quan hệ xã hội hàng ngày, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào pháp luật, thực hiện công bằng xã hội. Hàng năm, ngoài việc thực hiện TGPL trực tiếp tại cơ quan, Trung tâm còn tổ chức trên 30 đợt TGPL lưu động, tổ chức gần 40 buổi sinh hoạt chuyên đề pháp luật, thực hiện TGPL bằng các hình thức cho gần 2.000 lượt người. Ngoài việc thực hiện TGPL bằng hình thức tư vấn pháp luật, Trung tâm đã thực hiện TGPL bằng các hình thức như: tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, thực hiện TGPL bằng các hình thức khác cho hàng trăm lượt người được TGPL có yêu cầu. Đến nay, Trung tâm đã thực hiện TGPL bằng các hình thức và trên các lĩnh vực được TGPL đảm bảo cho 100% số người thuộc diện được TGPL theo quy định của pháp luật về TGPL khi có yêu cầu. Nhiều vụ việc TGPL đã góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL. Trong nhiều trường hợp, có những vụ việc tưởng chừng như bế tắt, song được sự tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền địa phương, các ngành các cấp, có liên quan và nhất là tinh thần “ Trợ giúp pháp lý luôn đi cùng dân” các Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên và các Cộng tác viên đã tận tâm, vượt quan mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ. Trong nhiều nhóm người được TGPL, việc thực hiện TGPL cho người tàn tật trong thời gian qua chưa nhiều, chỉ mới có 04 trường hợp và cũng chỉ bằng hình thức tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng. Các hình thức TGPL khác người tàn tật chưa có yêu cầu. Trong 04 vụ việc đó, có 03 vụ liên quan đến vấn đề hộ tịch, 01 vụ liên quan đến các chính sách về người có công với cách mạng.
Điển hình như vụ làm các loại giấy tờ tùy thân cho ông: Huỳnh Trọng Quý, là người tàn tật ( bị bại liệt hai chân) có thể nói là một trong số ít những vụ việc có tính chất phức tạp và khó khăn nhất. Theo ông cho biết, từ khi sinh ra cho đến khi Trung tâm hoàn thành vụ việc TGPL, trong người không hề có bất kỳ một loại giấy tờ tùy thân nào cả. Nguyên nhân là từ khi sinh ra (ông Huỳnh Trọng Quý sinh năm 1964 ) ông chỉ biết mình ở “Cô ký Nhi viện” ( nay là Trường THPT Trần Cao Vân). Sau năm 1975, cơ sở này không còn tồn tại nữa. Từ đó ông đã lưu lạc nhiều nơi để kiếm sống. Trong một lần tình cờ khi nhận bưu phẩm, nhân viên bưu điện yêu cầu ông xuất trình Chứng minh nhân dân hay xác nhận của chính quyền địa phương mới được trả bưu phẩm. Lúc này, ông mấy thấy hết ý nghĩa của các loại giấy tờ này. Sau một thời gian tự làm không được, nhờ giới thiệu của Nhà báo Ngọc Diên, ông đến với Trung tâm đề nghị được giúp đỡ. Trong trường hợp như thế này, nếu Trung tâm TGPLNN tỉnh chọn hình thức TGPL bằng tư vấn pháp luật hoặc hướng dẫn người được TGPL đến với các cơ quan có thẩm quyển để được thực hiện các thủ tục hành chính, thì chẳng khác nào như đánh đố họ. Sau khi cân nhắc, Trung tâm đã quyết định cử Trợ giúp viên thực hiện đại diện ngoài tố tụng để thực hiện TGPL theo yêu cầu của người được TGPL. Sau khi hoàn thành vụ việc TGPL cho ông Huỳnh Trọng Quý, ông Nguyễn Minh Châu có cùng cảnh ngộ và cũng đã được TTTGPLNN tỉnh thực hiện hoàn thành theo yêu cầu TGPL…Hoặc trường hợp ông Ngô Văn Nề ở thôn Phú Hà, Mỹ Đức, Phù Mỹ là người tham gia cách mạng, năm 1954 tập kết ra miền Bắc, sau năm 1975 về lại quê nhà, nhưng ông không có bất kỳ chế độ nào khác. Đã nhiều năm liền, ông gõ cửa khắp các cơ quan, chính quyền địa phương để được làm thủ tục hướng chính sách Thanh niên xung phong, nhưng xấp đơn ngày càng dày, mà chế độ chính sách chẳng thấy đâu. Sau một thời gian, Trung tâm đã hoàn thành theo yêu cầu TGPL cho ông. Mặc dù chế độ TNXP chưa cao, nhưng đối với ông niềm tin đã được bù đắp…
Từ thực tiễn TGPL cho các nhóm người được TGPL nói chung, riêng đối với người tàn tật, chúng tôi thấy rằng: việc số lượng người tàn tật trong thời gian qua đến với TGPL chưa nhiều có thể vì chưa có yêu cầu, mặt khác theo quy định của pháp luật về TGPL để người tàn tật được tổ chức TGPL thực hiện các hình thức và các lĩnh vực TGPL, thì người tàn tật phải là người “không nơi nương tựa” (Khoản 3, Điều 10: Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa). Do vậy đối với người tàn tật không thuộc diện “ không nơi nương tựa” thì có thể không được thực hiện TGPL. Do vậy để tất cả những người tàn tật được TGPL khi có yêu cầu được thực hiện TGPL thì UBND tỉnh có quyết định giao thêm nhiệm vụ cho các tổ chức TGPL trong đó có Trung tâm TGPLNN tỉnh thì mới thực hiện TGPL được. Việc này, không chỉ là vấn đề liên quan đến kinh phí hoạt động mà còn liên quan đến tư cách người được TGPL theo quy định của pháp luật./.
Huỳnh Văn Chưa
Minh họa |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét