Hoài Ân là huyện trung du có diện tích rộng vào hàng thứ ba trong 11 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Định (sau 2 huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh) với diện tích tự nhiên 777,8 km2, chiếm 12% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là mảnh đất gắn bó và sinh sống lâu đời của 3 dân tộc anh em: Ba na, H’rê, Kinh. Trong đó, hai dân tộc Ba na, H’rê chính là những cư dân bản địa đã sinh sống từ rất lâu đời ở phía thượng du. Hiện nay dân số Hoài Ân đã có trên 92 ngàn người, người Kinh chiếm đa số.
Theo các tài liệu lịch sử, từ 1471 đến 1889 địa vực Hoài Ân là vùng thượng du phía tây của huyện Bồng Sơn, phủ Hoài Nhơn. Năm 1890, lần đầu tiên vùng đất này được đặt thành châu Hoài Ân thuộc Nghĩa Định sơn phòng. Năm 1899, vua Thành Thái ra chỉ dụ lập huyện Hoài Ân gồm 3 tổng: Hoài Đức, Quy Hóa, Vân Sơn, với 61 làng, do phủ Hoài Nhơn thống hạt. Năm 1937, Hoài Ân được phiên thành 4 tổng: Phú Hữu, Hoài Đức, Quy Hóa, Kim Sơn với 66 làng. Huyện lỵ đầu tiên đặt tại làng Phước Bình (Ân Hảo), sau chuyển xuống làng Mỹ Thành (Ân Tín); năm 1937 dời về làng Ân Thường (Ân Thạnh), đến cuối năm 1955 chuyển qua làng Gia Chiểu (Ân Đức), cuối năm 1964 dời qua làng An Hậu (Ân Phong); sau tháng 3-1975 huyện lỵ về đóng lại tại Gia Chiểu, từ năm 1988 đến nay đóng tại trung tâm thị trấn huyện lỵ (thị trấn Tăng Bạt Hổ).
Nhà tưởng niệm Tăng Bạt Hổ tại xã Ân Thạnh, Hoài Ân |
Trải qua các thời kỳ, địa giới và địa danh làng, xã ở Hoài Ân có nhiều thay đổi. Đầu năm 1946, thực hiện xóa tổng hợp xã lần thứ nhất, 66 làng được gộp thành 22 xã. Đầu năm 1948, hợp xã lần 2 còn lại 8 xã, lấy chữ "Ân" làm tên đầu cho các xã mới: Ân Hòa, Ân Hảo, Ân Tín, Ân Thạnh, Ân Đức, Ân Tường, Ân Hữu, Ân Nghĩa. Năm 1952, xã Hoài Phong của huyện Hoài Nhơn được sáp nhập vào huyện Hoài Ân và đổi tên thành xã Ân Phong.
Sau ngày giải phóng miền Nam, tháng 1-1976, huyện Hoài Ân cùng 2 xã Dak Mang, Bok Tới của huyện Vĩnh Thạnh hợp nhất với huyện An Lão thành huyện Hoài An với 18 xã, 105 thôn. Tháng 8-1981, huyện Hoài An được tách thành 2 huyện Hoài Ân và An Lão, xã Ân Hảo của Hoài Ân được nhập vào huyện An Lão và xã An Sơn của huyện An Lão được nhập vào huyện Hoài Ân. Lúc này huyện Hoài Ân có 11 xã. Cuối tháng 12-1988, chia xã Ân Tín thành 2 xã Ân Tín và Ân Mỹ, đồng thời thành lập thị trấn huyện lỵ lấy tên là thị trấn Tăng Bạt Hổ, gồm các thôn: Gia Chiểu (Ân Đức), Thanh Tú, Du Tự, Gò Cau (Ân Phong). Tháng 9-1998, xã Ân Tường tách thành 2 xã: Ân Tường Đông và Ân Tường Tây. Hiện nay, huyện Hoài Ân gồm 13 xã (Ân Hảo, Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Thạnh, Ân Đức, Ân Phong, Ân Tường Đông, Ân Tường Tây, Ân Hữu, Ân Nghĩa, Dak Mang, Bok Tới, Ân Sơn) và thị trấn Tăng Bạt Hổ. Trong đó, có 3 xã vùng cao là Dak Mang, Bok Tới, An Sơn; 5 xã miền núi là Ân Nghĩa, Ân Hữu, Ân Tường Đông, Ân Tường Tây, Ân Sơn.
Qua đợt sinh hoạt chuyên đề pháp luật Trung Tâm TGPLNN tỉnh Bình Định phần nào đã giúp cho người dân xã Bok Tới nắm được các quy định chính sách mới của nhà nước về pháp luật cũng như giải đáp các thắc mắc của người dân về các thủ tục hôn nhận, chế độ, đất đai.....
0 nhận xét:
Đăng nhận xét