Là một trong những xã hải đảo chỉ cách Trung tâm Thành phố Quy Nhơn, khoảng chừng 20 Km, nhưng những năm trước đây để đến được với Nhơn Lý chỉ còn cách phải “lụy đò”. Từ khi thực hiện quy hoạch Khu Kinh tế Nhơn Hội, cây cầu Thị Nại-một trong những cây cầu vượt biển dài nhất nước lúc bấy giờ- đã nối liền đôi chân của những người dân trên chiếc xe máy, mà tự bao đời nay trên vùng đất ven biển này chỉ biết có phương tiện duy nhất là…đi bộ. Điều đó đã có những ảnh hưởng tích cực không chỉ tăng trưởng về kinh tế cho nhân dân trong vùng nói riêng, mà đời sống xã hội từng bước cũng được nâng lên.
Có thể nói các tiện ích phục vụ đời sống như phương tiện xe máy, nghe nhìn hầu như không còn là vật xa xỉ mà đã là nhu cầu thiết yếu của đời sống ! Nhờ đó, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân đã nâng lên rõ rệt. Nhưng gương mặt rạng ngời, những bộ trang phục đã như hội nhập với cư dân đô thị. Tuy nhiên điều đọng lại là nhận thức pháp luật của một số người dân ở đây có vẻ cũng chưa mấy được quan tâm. Còn nhiều người đi xe máy, phóng trên đường bê tông không đội mũ bảo hiểm! Và thật bất ngờ khi có người hỏi rằng: “ Căn nhà tôi do vợ chồng tạo lập, không có con trai chỉ có một đứa con gái duy nhất, nay muốn để lại cho nó, nhưng thằng cháu kêu bằng cô ruột nhất quyết không chịu, Nó nói nhà đó phải để nó ở thờ cúng. Con gái lấy chồng bỏ đi ai cúng kính cho cô…”. Nói đến điều này, tưởng là đơn giản nhưng chuyện ở nông thôn không đơn giản chút nào. Nguyên nhân sâu xa của nó chính là nhận thức chưa theo kịp với cuộc sống. Đành rằng là vậy, nhưng những điều đơn giản nhất trong thời buổi văn minh hiện đại, ở một vùng chỉ cách khu đô thị sầm uất “loại một” chưa đầy 30 phút đi xe máy, có thể đêm đêm vọng lên trời cao còn nhìn thấy ánh đèn thành phố, ấy vậy mà vẫn còn tồn tại quan điểm “ trọng nam, khinh nữ”. Dẫu biết rằng đặc điểm của cư dân miền biển rất cần phải có con trai-đàn ông- để đi biển làm ăn, nhưng quan niệm sống như vậy, như chưa hề biết đến pháp luật là gì! Và không chắc gì chỉ riêng tại Nhơn Lý. Có thể còn rất nhiều vùng nông thôn khác cũng không hơn gì ở đây. Trong một lần đến với thôn Phú Thứ xã Mỹ Đức, đồng chí Bí thư Chi bộ thôn đã yêu cầu chúng tôi phải trả lời dứt khoát rằng: “ Cha, mẹ có được để tài sản lại cho con gái hay phải để lại cho các cháu kêu bằng bác ruột…”. Không chỉ có vậy, ngay như một số người “đã làm cán bộ” khi xảy ra tranh chấp về quyền thừa kế tài sản, cũng không ít ý kiến cho rằng tài sản nên để lại cho con trai để thờ cúng, hương khói! Đó là chưa kể tài sản được thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc và càng rắc rối hơn khi nào gọi là thừa kế thế vị! Điều này không chỉ là câu hỏi, mà một số nơi cũng đã xảy ra tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân. Việc kéo nhau cùng ra tòa là : “vạn bất đắc dĩ” lắm, nhưng cũng không thể nào tránh khỏi.
Có thể nói các tiện ích phục vụ đời sống như phương tiện xe máy, nghe nhìn hầu như không còn là vật xa xỉ mà đã là nhu cầu thiết yếu của đời sống ! Nhờ đó, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân đã nâng lên rõ rệt. Nhưng gương mặt rạng ngời, những bộ trang phục đã như hội nhập với cư dân đô thị. Tuy nhiên điều đọng lại là nhận thức pháp luật của một số người dân ở đây có vẻ cũng chưa mấy được quan tâm. Còn nhiều người đi xe máy, phóng trên đường bê tông không đội mũ bảo hiểm! Và thật bất ngờ khi có người hỏi rằng: “ Căn nhà tôi do vợ chồng tạo lập, không có con trai chỉ có một đứa con gái duy nhất, nay muốn để lại cho nó, nhưng thằng cháu kêu bằng cô ruột nhất quyết không chịu, Nó nói nhà đó phải để nó ở thờ cúng. Con gái lấy chồng bỏ đi ai cúng kính cho cô…”. Nói đến điều này, tưởng là đơn giản nhưng chuyện ở nông thôn không đơn giản chút nào. Nguyên nhân sâu xa của nó chính là nhận thức chưa theo kịp với cuộc sống. Đành rằng là vậy, nhưng những điều đơn giản nhất trong thời buổi văn minh hiện đại, ở một vùng chỉ cách khu đô thị sầm uất “loại một” chưa đầy 30 phút đi xe máy, có thể đêm đêm vọng lên trời cao còn nhìn thấy ánh đèn thành phố, ấy vậy mà vẫn còn tồn tại quan điểm “ trọng nam, khinh nữ”. Dẫu biết rằng đặc điểm của cư dân miền biển rất cần phải có con trai-đàn ông- để đi biển làm ăn, nhưng quan niệm sống như vậy, như chưa hề biết đến pháp luật là gì! Và không chắc gì chỉ riêng tại Nhơn Lý. Có thể còn rất nhiều vùng nông thôn khác cũng không hơn gì ở đây. Trong một lần đến với thôn Phú Thứ xã Mỹ Đức, đồng chí Bí thư Chi bộ thôn đã yêu cầu chúng tôi phải trả lời dứt khoát rằng: “ Cha, mẹ có được để tài sản lại cho con gái hay phải để lại cho các cháu kêu bằng bác ruột…”. Không chỉ có vậy, ngay như một số người “đã làm cán bộ” khi xảy ra tranh chấp về quyền thừa kế tài sản, cũng không ít ý kiến cho rằng tài sản nên để lại cho con trai để thờ cúng, hương khói! Đó là chưa kể tài sản được thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc và càng rắc rối hơn khi nào gọi là thừa kế thế vị! Điều này không chỉ là câu hỏi, mà một số nơi cũng đã xảy ra tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân. Việc kéo nhau cùng ra tòa là : “vạn bất đắc dĩ” lắm, nhưng cũng không thể nào tránh khỏi.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở nhiều vùng nông thôn hiện nay, việc phát sinh tranh chấp đất đai, tài sản có giá trị giữa công dân với nhà nước, giữa công dân với công dân và những người trong gia đình có thể khó tránh khỏi. Tuy nhiên để hạn chế việc khiếu nại không đáng có do nhận thức “cũ kỹ” trước đây của người dân, điều quan trọng là phải trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản nhất. Dần thay thế vào đó những quan niệm lạc hậu bằng những quan hệ pháp luật về hôn nhân gia đình, pháp luật về đất đai, những vấn đề phát sinh trong pháp luật về dân sự…Làm được điều này không chỉ ngày một, ngày hai mà phải là quá trình liên tục. Ở đây điều cần được quan tâm là trang bị ngay cho những cán bộ hòa giải ở cơ sở, nhưng người có uy tín ở địa phương. Qua đó tiếng nói của họ sẽ có trọng lượng hơn, sát thực hơn góp phần giải quyết những mâu thuẫn nhỏ không đáng có ở nông thôn, từng bước xây dựng môi trường văn hóa pháp luật ở nông thôn./.
Huỳnh Văn Chưa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét