Tóm tắt câu hỏi:
Mình tên Báu và câu hỏi của mình liên quan đến quyết định Xử lý kỷ luật buộc thôi việc của trường BK. Mình là viên chức từ năm 2003 ngạch giảng viên. Mình đi du học theo học bổng của trường sở tại cấp và được bộ giáo dục trao quyết định 5 năm từ 8/2005-7/2010.
Sau đó mình ko về lại trường và ở lại nước sở tại làm việc. Vì mình chưa biết khi nào về và có về lại trường hay không nên mình nghĩ xin dừng hợp đồng làm việc với trường là tốt nhất và nộp đơn xin nghỉ ngày 26/7/2012. Mình nhận được quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc của trường ký ngày 13/5/2013 nhưng quyết định lại có hiệu lực từ ngày 1/06/2012.
Trong quyết định có một số điểm thắc mắc mình muốn được tư vấn:
1 - Ghi sai căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-04-2012 của chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức (lẽ ra phải là nghị định 27/2012)?
2 - Căn cứ ý kiến của hội đồng kỷ luật trường họp ngày 30/01/2013. Nhưng quyết định kỷ luật lại có hiệu lực từ ngày 01/06/2012?
3- Mình phải có trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo theo nghị đinh số 29/2012. Cụ thể trường bắt hoàn lại Tiền lương (40%) + 15%bhxh + 2%bhyt +1% bhtt nhưng không có quyết định gửi cho mình mà chỉ nói miệng và gửi thư. Số tiền này có được coi là chi phí đào tạo không?
Mong nhận được tư vấn của quý công ty.
Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Công ty Rubic xin trả lời bạn như sau:
1, Việc ghi sai tên văn bản không làm thay đổi bản chất sự việc, nghĩa là bạn vẫn phải chịu trách nhiệm vì bạn đã có hành vi vi phạm.
2, Theo quy định của Nghị định 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức thì:
“Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.” (khoản 1 Điều 7 Nghị định 27/2010/NĐ-CP).
Khoản 1 Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005:
“1- Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật trong trường hợp này không đúng pháp luật, do đó, bản có thể khiếu nại về quyết định kỷ luật của trường theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.
Khoản 4 Điều 36 Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì:
“4. Viên chức được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:
a) Trong thời gian được cử đi đào tạo, viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;
b) Viên chức hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết quả học tập;
c) Viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về cách tính chi phí đền bù và quy trình, thủ tục đền bù chi phí đào tạo quy định tại Điều này.
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 15/2012/TT-BNV của Bộ nội vụ ngày 25/12/2012 hướng dẫn về tuyển dụng, kí kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức thì:
“1.Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp nếu có.
2. Cách tính chi phí đền bù:
a)Đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 36 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, viên chức phải đền bù 100% chi phí đào tạo;
b)Đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 36 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, viên chức phải đền bù 50% chi phí củakhóa học;
c)Đối với các trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 36 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:
S = (F / T1) x (T1 - T2)
Trong đó:
- Slà chi phí đền bù;
-F là tổng chi phí của khóa học;
-T1là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
-T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.”
Theo như bạn trình bày và căn cứ vào những điều khoản trên, bạn thuộc trường hợp phải bồi thường chi phí đào tạo theo điểm c khoản 4 Điều 36 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, do đó chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác (chi phí đi lại, chi phí ăn ở, sinh hoạt khác…) phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp nếu có. Như vậy, tổng cộng các khoản tiền mà nhà trường bắt bại phải bồi thường, bao gồm (Tiền lương (40%) + 15%bhxh + 2%bhyt +1% bhtn) không được coi là chi phí đào tạo. Việc nhà trường buộc bạn phải hoàn trả chi phí đào tạo phải được thể hiện bằng văn bản, không thể chỉ nói miệng và gửi thư được.
------------------------------
Chú ý: Bài viết trên có trích dẫn một số quan điểm pháp lý, các quy định của pháp luật, ý kiến tư vấn pháp lý của các chuyên gia, luật sư và chuyên viên tư vấn. Tuy nhiên tất cả các ý kiến và quy định trích dẫn chỉ mang tính tham khảo. Các văn bản pháp luật được dẫn chiếu có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được thay thế tại thời điểm tham khảo bài viết. Bạn đọc tham khảo bài viết, người truy cập, khách hàng…không được coi đó là ý kiến pháp lý chính thức để vận dụng vào các trường hợp cụ thể. Để có được ý kiến pháp lý cho từng trường hợp một các chính xác nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH
715 Trần Hưng Đạo - Thành phố Quy Nhơn - Bình Định
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Ông: Huỳnh Văn Chưa - Giám đốc Trung tâm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét