Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Những đối tượng được trợ giúp pháp lý

 Theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và Điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/1/2007, người được trợ giúp pháp lý bao gồm: Người nghèo, người có công với cách mạng; người già từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa; người tàn tật, trẻ em dưới 16 tuổi không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các trường hợp khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên ( phụ nữ bị bạo lực gia đình, người bị HIV/AIDS,người vừa ra tù tái trở lại cộng đồng…)


Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện KSND Tối cao - TAND Tối cao ra ngày 28/12/2007 quy định: Trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố và xét xử, nếu phát hiện đương sự thuộc một trong các trường hợp được trợ giúp pháp lý quy định thì Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát, kiểm sát viên, chánh án, Phó chánh án toà án, thẩm phán, hội thẩm, thư ký toà án (người tiến hành tố tụng) có trách nhiệm hướng dẫn họ hoặc người thân thích, người đại diện hợp pháp của họ về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý. Các cơ quan này có trách nhiệm cung cấp cho họ mẫu đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và địa chỉ liên lạc của trung tâm, chi nhánh.
Người đang bị tạm giữ, tạm giam được người tiến hành tố tụng, giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ có yêu cầu được trợ giúp pháp lý thì được hướng dẫn viết đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và đơn của họ được các cá nhân, đơn vị này chuyển đến trung tâm hoặc chi nhánh nơi người được trợ giúp pháp lý yêu cầu hoặc tại địa bàn nơi đặt trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án hoặc nơi đặt trại tạm giam, nhà tạm giữ
Những đối tượng được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu trợ giúp theo phạm vi mà luật trợ giúp qui định sẽ được các Trung tâm trợ giúp, Chi nhánh của trung tâm cử trợ giúp viên hoặc liện hệ với Đoàn luật sư sở tại để cử luật sư tham gia trợ giúp pháp lý.
Người được trợ giúp pháp lý được trợ giúp trên các lĩnh vực : tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng,trong hoạt động tố tụng. Hoạt động trợ giúp pháp lý đáp ứng yêu cầu trợ giúp của người được trợ giúp một cách tốtt nhất giống như dịch vụ của luật sư. Chi phí cho luật sư do Nhà nước và các tổ chức quốc tế tài trợ theo chương trình dự án hợp tác. Người được trợ giúp pháp lý không phải trả bất kỳ khoản tiền vật chất gì.
Luật trợ giúp pháp lý còn tạo cho người được trợ giúp pháp lý có quyền lựa chon trợ giúp viên, luật sư đang ký tham gia trợ giúp pháp lý. Vấn đề này tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý lựa chọn cho mình người trợ giúp pháp lý phù hợp với công việc mình cần trợ giúp pháp lý cũng như thái độ,i uy tín, tình cảm của người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Luật trợ giúp cũng qui định người thực hiện trợ giúp pháp lý gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý phải bồi thường ./
trogiupphaply.net

0 nhận xét:

Đăng nhận xét