NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TIÊU CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ.
Huỳnh Văn Chưa
GĐ TTTGPLNN tỉnh
Ngày 24.1.2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Để triển khai Quyết định này, có thể nói đây là một khối lượng công việc khổng lồ phải được tiến hành từ phổ biến, tuyên truyền pháp luật, tổ chức lấy ý kiến người dân về các văn bản QPPL đến tỷ lệ các vụ việc được giải quyết ngay từ cấp cơ sở. Do vậy, tại lớp tập huấn này, các cán bộ Tư pháp-Hộ tịch cấp xã cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ, chính xác để triển khai thực hiện có hiệu quả.
Trong phạm bài viết này, chúng tôi chỉ xin nêu một số nội dung trọng tâm, để các cán bộ Tư pháp-Hộ tịch cấp xã tiếp cận và sau đó về địa phương tiếp tục nghiên cứu, nhất là xác định đúng đắn trên cơ sở các TIÊU CHÍ tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, để sau khi có Thông tư hướng dẫn của Bộ Tư pháp, tiến hành tổ chức đánh giá cho đầy đủ và đúng đắn.
Đánh giá thực trạng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở để có giải pháp thúc đẩy, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai các thiết chế tiếp cận pháp luật, bảo đảm điều kiện đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện, bảo vệ và phát huy quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ngay tại cơ sở; phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
1. Việc đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (sau đây viết tắt là chuẩn tiếp cận pháp luật) phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Việc đánh giá và xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan; gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Việc đánh giá và xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật mang tính lâu dài, bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, được thực hiện đồng bộ từ trung ương đến địa phương.
III. Các tiêu chí tiếp cận pháp luật:
Có 8 tiêu chí tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, gồm 41 chỉ tiêu với số điểm đánh giá tương ứng sau đây:
a) Tiêu chí về giải quyết các vụ việc hành chính, tư pháp, gồm 12 chỉ tiêu (300 điểm);
b) Tiêu chí về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, gồm 02 chỉ tiêu (50 điểm);
c) Tiêu chí về phổ biến, giáo dục pháp luật, gồm 06 chỉ tiêu (110 điểm);
d) Tiêu chí về trợ giúp pháp lý, gồm 05 chỉ tiêu (100 điểm);
đ) Tiêu chí về thực hiện dân chủ ở xã, phường, gồm 05 chỉ tiêu (130 điểm);
e) Tiêu chí về thiết chế tiếp cận pháp luật của xã hội, gồm 06 chỉ tiêu (130 điểm);
g) Tiêu chí về bộ máy bảo đảm thực hiện thiết chế pháp luật, gồm 02 chỉ tiêu (110 điểm);
h) Tiêu chí về kinh phí và cơ sở vật chất, gồm 03 chỉ tiêu (70 điểm).
Tổng số điểm của các tiêu chí là 1.000 điểm.
IV. Điều kiện công nhận, xếp hạng, biểu dương địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật
1. Địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là địa phương có môi trường pháp lý thuận lợi với đủ các thiết chế pháp luật; hoạt động truyền thông và cung ứng dịch vụ pháp luật tốt, được xã hội hóa; người dân nói chung, đặc biệt là người nghèo và đối tượng chính sách có cơ hội tiếp cận với hoạt động của các cơ quan nhà nước và sử dụng các thiết chế pháp luật, các phương tiện hỗ trợ pháp lý tại cơ sở thuận lợi để bảo vệ, thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình.
Địa phương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật là địa phương tiêu biểu trong số các địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 02 năm liên tục. Việc khen thưởng địa phương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện 02 năm/lần theo chuyên đề.
2. Xã, phường được công nhận đạt chuẩn và xã, phường được biểu dương là tiêu biểu về tiếp cận pháp luật:
a) Xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là xã, phường không có tiêu chí nào đạt dưới 50% số điểm tối đa và có số điểm chuẩn như sau:
- Các phường thuộc các quận của thành phố trực thuộc Trung ương: Đạt từ 900 điểm trở lên.
- Các xã, thị trấn thuộc huyện của thành phố trực thuộc Trung ương; xã, phường của thành phố thuộc tỉnh; xã, phường của thị xã thuộc tỉnh; thị trấn của huyện thuộc tỉnh khu vực đồng bằng, trung du; xã, phường của thị xã, thành phố thuộc tỉnh miền núi: Đạt từ 800 điểm trở lên.
- Các xã, thị trấn thuộc miền núi, hải đảo; xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Đạt từ 700 điểm trở lên.
b) Xã, phường được biểu dương là xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật:
- Xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh: Không có cán bộ, công chức xã, phường bị hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên vì sai phạm trong việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật; đạt trên 20 điểm so với điểm chuẩn của năm đánh giá nhưng không quá 15% số xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của tỉnh, thành phố.
Việc đánh giá, biểu dương xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh theo thứ tự ưu tiên sau đây: Điểm chuẩn cao; tính đại diện cho vùng, miền cao; sự nỗ lực, vượt khó cao.
- Xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc: Không có cán bộ, công chức xã, phường bị hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên vì sai phạm trong việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật; đạt trên 40 điểm so với điểm chuẩn của năm đánh giá nhưng không quá 3% số xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của toàn quốc.
Việc đánh giá, biểu dương xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc như sau: Chọn mỗi tỉnh, thành phố 01 xã, phường theo thứ tự ưu tiên tính trong phạm vi của tỉnh; thành phố: Điểm chuẩn cao; tính đại diện cho đơn vị hành chính tỉnh, thành phố cao; tính đại diện cho vùng, miền cao; sự nỗ lực, vượt khó cao. Đối với các xã, phường còn lại chọn theo thứ tự ưu tiên như trên những tính trong phạm vi toàn quốc.
3. Quận, huyện được công nhận đạt chuẩn và quận, huyện được biểu dương là tiêu biểu về tiếp cận pháp luật:
a) Quận, huyện được công nhận là quận, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu có trên 70% số xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và không có xã, phường nào đạt dưới 500 điểm.
b) Quận, huyện được biểu dương là quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc nếu trong năm đánh giá có trên 90% xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc không quá 10% số quận, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Việc đánh giá, biểu dương quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc theo thứ tự ưu tiên sau đây: Tỷ lệ xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc cao; tỷ lệ xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh cao; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cao; điểm trung bình của các xã, phường cao.
4. Tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn, tiêu biểu và xếp hạng tiếp cận pháp luật:
a) Tỉnh, thành phố được công nhận là tỉnh, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu có trên 70% số quận, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và trên 70% số xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; không có xã, phường đạt dưới 500 điểm.
b) Tỉnh, thành phố được biểu dương là tỉnh, thành phố tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc nếu trong năm đánh giá có quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc; có trên 3% số xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được biểu dương là xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc. Tỉnh, thành phố tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc không quá 20% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Việc đánh giá, biểu dương tỉnh, thành phố tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc theo thứ tự ưu tiên sau đây: Tỷ lệ xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc cao; tỷ lệ quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc cao; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cao; điểm trung bình của các xã, phường cao.
Việc xếp hạng tỉnh, thành phố theo thứ tự ưu tiên sau đây: Là tỉnh, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn có số điểm trên 40 điểm so với điểm chuẩn cao; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có số điểm trên 20 điểm so với điểm chuẩn cao; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cao; điểm trung bình của các xã, phường cao.
V. Quy trình đánh giá, công nhận, biểu dương, khen thưởng xã, phường đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật:
1. Việc đánh giá xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện mỗi năm một lần, tính từ ngày 01 tháng 07 của năm trước đến ngày 30 tháng 6 của năm đánh giá.
2. Việc đánh giá xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện 02 năm/lần, tính từ ngày 01 tháng 7 của 02 năm trước đến ngày 30 tháng 6 của năm đánh giá.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường tự đánh giá, báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện trước ngày 31 tháng 7 của năm đánh giá. Niêm yết công khai điểm số tự đánh giá và quy định có liên quan tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường.
4. Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thẩm tra; đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố công nhận và khen thưởng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tặng Bằng khen đối với xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh trước ngày 20 tháng 8 của năm đánh giá.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, đánh giá, cấp Giấy chứng nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, khen thưởng các xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đối với các xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là ngày Pháp luật Việt Nam) 09 tháng 11 của năm đánh giá; đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen đối với xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc trước ngày 20 tháng 9 của năm đánh giá; đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng bằng khen đối với xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc trước ngày 20 tháng 9 của năm đánh giá.
6. Bộ Tư pháp xem xét, đánh giá và tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối với xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam; đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đối với 63 xã, phường trong tổng số xã, phường tiêu biểu về tiếp cận .... pháp luật toàn quốc theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Quy định này trước ngày 20 tháng 10 của năm đánh giá.
7. Thủ tướng Chính phủ xem xét, tặng Bằng khen đối với xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam.
VI. Quy trình đánh giá, công nhận, biểu dương, khen thưởng quận, huyện đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật
1. Việc đánh giá quận, huyện đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện theo kỳ hạn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Quy định này.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện tự đánh giá và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trước ngày 20 tháng 8 của năm đánh giá. Công khai kết quả tự đánh giá và quy định có liên quan lên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân quận, huyện.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, đánh giá, cấp Giấy chứng nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, khen thưởng quận, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam; đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen đối với quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc trước ngày 20 tháng 9 của năm đánh giá.
4. Bộ Tư pháp xem xét, đánh giá và tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối với quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam; đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đối với 10 quận, huyện trong tổng số quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 6 Quy định này trước ngày 20 tháng 10 của năm đánh giá.
5. Thủ tướng Chính phủ xem xét, tặng Bằng khen đối với quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam .
VII. Quy trình đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng tỉnh, thành phố đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật
1. Việc xếp hạng, đánh giá tỉnh, thành phố đạt chuẩn được thực hiện theo kỳ hạn quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quy định này, việc đánh giá tỉnh, thành phố tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện theo kỳ hạn quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quy định này.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tự đánh giá, báo cáo Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 9 của năm đánh giá. Công khai kết quả tự đánh giá và các quy định có liên quan lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
3. Bộ Tư pháp xem xét, đánh giá xếp hạng, cấp Giấy chứng nhận đối với tỉnh, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam; đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đối với tỉnh, thành phố tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc trước ngày 20 tháng 10 của năm đánh giá.
4. Thủ tướng Chính phủ xem xét, tặng Bằng khen đối với tỉnh, thành phố tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam .
VIII. Công bố kết quả đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật
Bộ Tư pháp có trách nhiệm công bố kết quả xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh; xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc và kết quả xếp hạng tỉnh, thành phố về tiếp cận pháp luật vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam của năm đánh giá.
IX. Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật
Thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân nhân tỉnh, thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường để tư vấn, giúp Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân các cấp đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật theo quy trình quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Quy định này. Hội đồng hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
X. Định mức khen thưởng
1. Xã, phường; quận, huyện; tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được khen thưởng với mức tiền thưởng kèm theo Giấy chứng nhận tương đương mức tiền thưởng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.
2. Xã, phường; quận, huyện; tỉnh, thành phố được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Quy định này được khen thưởng với mức tiền thưởng kèm theo Bằng khen theo quy định của pháp luật thi đua, khen thưởng.
XI. Kinh phí
Kinh phí thực hiện Quyết định này được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều kiện công nhận địa phương đạt chuẩn về tiếp cận pháp luật
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, trong đó quy định điều kiện công nhận địa phương đạt chuẩn về tiếp cận pháp luật.
____________________________________
Ngày26/7/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2034/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Mục đích của Kế hoạch là nhằm đánh giá một cách hệ thống, đồng bộ, toàn diện thực trạng điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân ngay tại địa bàn xã, phường, thị trấn làm căn cứ để các cơ quan nhà nước đề ra các giải pháp quản lý phù hợp; kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém cũng như khuyến khích, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng điển hình địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Bảo đảm điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng pháp luật nhằm thực hiện và phát huy quyền và nghĩa vụ của mình ngay tại địa bàn xã, phường, thị trấn; phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Việc đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (sau đây viết tắt là chuẩn tiếp cận pháp luật) phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc đánh giá và xây dựng xã, phường, thị trấn bảo đảm điều kiện tiếp cận pháp luật cho người dân gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nội dung của kế hoạch: Phổ biến, quán triệt triển khai Quyết định số 09/2013/QĐ-TTgngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; triển khai đánh giá, công nhận, biểu dương, khen thưởng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật; thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật.
Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, các địa phương triển khai thực hiện; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả việc thực hiện. Giao Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh khen thưởng các địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Định mức khen thưởng theo quy định tại Điều 13 của Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan theo nhiệm vụ được phân công lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này, trình UBND tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền.
UBND cấp huyện có trách nhiệm xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc phạm vi quản lý hành chính của địa phương; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND xã, phường, thị trấn thực hiện kế hoạch này. UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật; phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc tự đánh giá theo nội dung của kế hoạch này. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp thực hiện và tham gia giám sát việc thực hiện Kế hoạch này; chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện và cấp xã phối hợp với UBND cùng cấp thực hiện kế hoạch này.
Thời hạn được tính để đánh giá tại địa phương bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
Chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở
Thêm việc nhưng không thêm người, không thêm tài chính
8 tiêu chí tiếp cận pháp luật
Theo QĐ thì có 8 tiêu chí với 41 chỉ tiêu tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, bao gồm: giải quyết các vụ việc hành chính, tư pháp; ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND xã, phường; phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý; thực hiện dân chủ ở xã, phường; thiết chế tiếp cận pháp luật của xã hội; bộ máy bảo đảm thực hiện thiết chế pháp luật; kinh phí và cơ sở vật chất… Tổng số điểm của các tiêu chí là 1.000 điểm. Chẳng hạn, tỷ lệ các vụ việc thuộc lĩnh vực thanh tra, khiếu nại, tố cáo được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn đạt từ 90% thì sẽ được chấm 60/300 điểm đối với tiêu chí giải quyết các vụ việc hành chính tư pháp. Hay, tỷ lệ dự thảo văn bản được tổ chức lấy ý kiến của người dân tại các thôn, làng, bản, phun, sóc, cụm dân cư, tổ dân phố… theo quy định pháp luật từ 90% trở lên thì địa phương đó sẽ được chấm 25/50 điểm thuộc tiêu chí 2 về ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND xã, phường.
Địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là địa phương có môi trường pháp lý thuận lợi với đủ các thiết chế pháp luật; hoạt động truyền thông và cung ứng dịch vụ pháp luật tốt, được xã hội hóa; người dân nói chung, đặc biệt là người nghèo và đối tượng chính sách có cơ hội tiếp cận với hoạt động của các cơ quan nhà nước và sử dụng các thiết chế pháp luật, các phương diện hỗ trợ pháp lý tại cơ sở thuận lợi để bảo vệ, thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình. Việc đánh giá, công nhận, xếp hạng về tiếp cận pháp luật sẽ do Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật. Hội đồng này được tổ chức tại Bộ Tư pháp, UBND các cấp. Có thể thấy, việc xây dựng các tiêu chí tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở cho phép các cơ quan có thẩm quyền thấy được một bức tranh tổng thể về đời sống pháp luật; đồng thời tạo thêm cơ hội để người dân hiểu quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các hình thức tiếp cận công lý. Mặt khác, thông qua việc xếp hạng, đánh giá hàng năm ở bình diện tiếp cận pháp luật, người dân cũng thấy được mức độ, hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên môn tại địa phương. Lợi ích là có thể thấy được, song để triển khai trên thực tế trong bối cảnh nguồn lực (tài chính và con người) còn ít nhiều hạn chế thì không hề đơn giản.
Thêm việc, nhưng…
Dự thảo Kế hoạch tổng thể triển khai QĐ cho thấy, lượng công việc lớn sẽ được triển khai với đầu mối là UBND các cấp và đặc biệt gánh nặng dồn lên vai cán bộ tư pháp – hộ tịch. Riêng việc báo cáo định kỳ, trong điều kiện công nghệ thông tin chưa đồng bộ đã cực kỳ vất vả với những đòi hỏi về tính chính xác, sự cập nhật. Điều đáng nói, đi đôi với khối lượng công việc được giao, việc kiện toàn đội ngũ cán bộ cũng được triển khai, nhưng điểm mấu chốt là biên chế hàng năm do HĐND phê duyệt thường rất hạn chế. Hơn nữa, kiện toàn cán bộ không chỉ dừng lại ở cán bộ tư pháp mà còn kiện toàn các chức năng công chức xã, phường khác như địa chính - xây dựng- đô thị - môi trường- văn hóa… Thêm việc nhưng không thêm người, thêm tài chính là trăn trở của đại diện nhiều Sở Tư pháp địa phương, cũng như các bộ, ngành.
Đại diện Sở Tư pháp TP Hải Phòng thẳng thắn, chưa thấy nguồn ngân sách trung ương cấp cho địa phương để thực hiện công việc này. Nếu dùng ngân sách địa phương thì không đủ, lại năm ít năm nhiều. Phải có khoản chi thì mới thực hiện được các công việc. Chẳng hạn, Sở Tư pháp muốn chủ trì tập hợp đánh giá thì phải có kinh phí để mời các sở chuyên môn. Theo quy định, xã có 10.000 dân trở lên sẽ có 2 cán bộ. Ở Hải Phòng, các xã, phường được bố trí 1 cán bộ, 1 lao động hợp đồng, tuy nhiên tổ chức theo hình thức 1 cửa nên không làm được việc khác. Hiện nay, cán bộ tư pháp rất khó tìm người, nếu nhiều việc thì UBND xã ký hợp đồng và trả lương, trong khi ngân sách xã không nhiều, lại có nhiều ưu tiên hơn tư pháp như giáo dục, y tế… Từ thực tế này, đại diện Sở Tư pháp Hải Phòng đề xuất, làm thế nào để các ngành chung tay với địa phương, hiểu những khó khăn của địa phương.
Cùng trăn trở trên, đại diện Sở Tư pháp Ninh Bình cho rằng, giao trách nhiệm cho UBND nhưng thực chất là nhiệm vụ của ngành tư pháp địa phương, nên cần quy định rõ nhiệm vụ và tổ chức thực hiện, biện pháp bảo đảm địa phương triển khai. Thận trọng trước Dự thảo kế hoạch triển khai QĐ, đại diện Bộ Quốc phòng đặt vấn đề, cán bộ kiêm nhiệm làm việc có hiệu quả hay không? Có thực mới vực được đạo, chưa có nguồn lực cụ thể thì không nên lập kế hoạch thực hiện với những mốc thời gian cụ thể.
Trước những băn khoăn này, đại diện Bộ Tư pháp cho rằng, việc triển khai QĐ lồng ghép vào các nhiệm vụ chung của ngành tư pháp và các ngành khác không thêm con người, bộ máy. Chẳng hạn, Bộ NN và PTNT bổ sung chỉ tiêu tiếp cận pháp luật vào Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Tuy nhiên, kiến giải này cũng chưa nhận được sự đồng tình của đại diện bộ, ngành, địa phương.
Điều kiện công nhận địa phương đạt chuẩn về tiếp cận pháp luật
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, trong đó quy định điều kiện công nhận địa phương đạt chuẩn về tiếp cận pháp luật.
8 tiêu chí tiếp cận pháp luật
Có 8 tiêu chí tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở gồm: 1- Giải quyết các vụ việc hành chính tư pháp; 2- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, UBND xã, phường; 3- Phổ biến, giáo dục pháp luật; 4- Trợ giúp pháp lý; 5- Thực hiện dân chủ ở xã, phường; 6- Thiết chế tiếp cận pháp luật của xã hội; 7- Bộ máy bảo đảm thực hiện thiết chế pháp luật; 8- Kinh phí và cơ sở vật chất.
8 tiêu chí nêu trên gồm 41 chỉ tiêu với số điểm đánh giá tương ứng. Chẳng hạn như tiêu chí về giải quyết các vụ việc hành chính tư pháp gồm 12 chỉ tiêu (300 điểm); tiêu chí về phổ biến, giáo dục pháp luật gồm 6 chỉ tiêu (100 điểm); tiêu chí về trợ giúp pháp lý gồm 5 chỉ tiêu (100 điểm);... Tổng số điểm của các tiêu chí là 1.000 điểm.
Đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ít nhất phải từ 700 điểm trở lên
Quyết định nêu rõ, địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là địa phương có môi trường pháp lý thuận lợi với đủ các thiết chế pháp luật; hoạt động truyền thông và cung ứng dịch vụ pháp luật tốt, được xã hội hóa; người dân nói chung, đặc biệt là người nghèo và đối tượng chính sách có cơ hội tiếp cận với hoạt động của các cơ quan nhà nước và sử dụng các thiết chế pháp luật, các phương tiện hỗ trợ pháp lý tại cơ sở thuận lợi để bảo vệ, thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình.
Xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là xã, phường không có tiêu chí nào dưới 50% số điểm tối đa và có số điểm chuẩn như sau:
- Đạt từ 900 điểm trở lên đối với các phường thuộc các quận của thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đạt từ 800 điểm trở lên đối với các xã, thị trấn thuộc huyện của thành phố trực thuộc Trung ương; xã, phường của thành phố, thị xã thuộc tỉnh; thị trấn của huyện thuộc tỉnh khu vực đồng bằng, trung du; xã, phường của thị xã, thành phố thuộc tỉnh miền núi.
- Đạt từ 700 điểm trở lên đối với các xã, thị trấn thuộc miền núi, hải đảo; xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Quận, huyện được công nhận là quận, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu có trên 70% số xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và không có xã, phường nào đạt dưới 500 điểm.
Tỉnh, thành phố được công nhận là tỉnh, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu có trên 70% số quận, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và trên 70% số xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; không có xã, phường đạt dưới 500 điểm.
Việc quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở nhằm đánh giá thực trạng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở để có giải pháp thúc đẩy, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai các thiết chế tiếp cận pháp luật, bảo đảm điều kiện đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện, bảo vệ và pháp huy quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ngay tại cơ sở; phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hoàng Diên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét